Giỏ hàng

Trạng thái lo lắng căng thẳng trước trận đấu (phần 1)

Đã bao giờ, bạn bị căng thẳng cực kỳ trước một buổi thi đấu? Mặc dù bạn đã luyện tập và thực hiện các chương trình đào tạo chuyên nghiệp từ trước đó nhiều tháng nhưng bạn vẫn cảm thấy thiếu tự tin trước trận đấu. Viễn cảnh thắng thua trước một giải đấu làm tim bạn đập nhanh, bạn sẽ cực kỳ căng thẳng, cảm thấy khó chịu. Tình trạng này được gọi là trạng thái lo lắng thể thao hay căng thẳng cạnh tranh thể thao, là một tình trạng phổ biến. Ước tính có đến gần 60% vận động viên đã trải nghiệm qua tình trạng này. Nhưng mọi vấn đề đều có giải pháp để ngăn ngừa. Chỉ cần bạn biết rõ lý do vì sao tình trạng căng thẳng này xuất hiện, bạn có thể điều chỉnh tốt hơn trước mỗi trận đấu.

1. Dấu hiệu cho thấy bạn đang căng thẳng trước trận đấu

Các chuyên gia sức khỏe thể thao chia tình trạng căng thẳng thể thao thành loại căng thẳng tinh thần và căng thẳng thể chất.

Dấu hiệu thể chất phổ biến của chứng lo âu thể thao bao gồm:

   + Chấn động, run rẩy hoặc có thể co giật chân tay khi đứng yên.

   + Các hormone adrenaline và cortisol tiết ra nhiều hơn khiến tim bạn đập nhanh hơn.

   + Bạn cảm thấy khó thở.

   + Bạn cảm thấy khó chịu vì cơ bắp căng đến đau, cả đầu cũng đau.

   + Bạn có thể bị chuột rút hoặc đột ngột đau bụng.

Dấu hiệu tinh thần phổ biến của chứng lo âu thể thao bao gồm:

   + Sợ hãi về viễn cảnh thất bại.

   + Mất tập trung vào trận đấu.

   + Suy nghĩ quá nhiều khiến bạnn phản ứng chậm đi.

   + Giảm đi tự tin cà nghi ngờ khả năng của bản thân.

Chứng lo âu trong thể thao có thể dẫn đến những hậu quả sau:

   + Sự lo lắng khiến bạn bỏ bữa hoặc khó ngủ, dẫn đến giảm hiệu suất vận động trong trận đấu.

   + Khi sự căng thẳng tăng cao, người ta có xu hướng giải tỏa qua việc tức giận, la thét, thậm chí bạo lực với đối thủ.

   + Sự lo lắng khiến bạn mất tập trung, chán nản và không còn hiệu suất hoạt động.

2. Điều gì gây ra những căng thẳng trong thể thao?

Có một số nguyên nhân sau đây được cho là gây ra những chứng lo âu trước một trận thi đấu:

   a. Định luật Yerkes-Dodson

Định luật Yerkes-Dodson cho rằng hiệu suất có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ hưng phấn trong trận đấu. Mức độ căng thẳng của bạn cần phải nằm trong một phạm vi cho phép để cơ thể hoạt động tốt.

   + Mức độ thấp: là khi bạn thấy nhàm chán, không thể nổ lực hết mình.

   + Mức độ tối ưu: là khi bạn cảm thấy hưng phấn với môn thể thao và muốn thúc đẩy bản thân chăm chỉ hơn.

   + Mức độ cao: nghĩa là bạn cảm thấy căng thẳng đến mức có thể hoảng sợ hoặc tê liệt, lo lắng nhiều khi chơi thể thao.

   b. Mô hình Smith và Smoll

Mô hình Smith và Smoll, được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1990, đưa ra một trong những mô hình đa chiều đầu tiên về sự lo lắng khi thi đấu thể thao. Theo mô hình này, nhiều khía cạnh của sự lo lắng có thể tác động lẫn nhau.

   + Đầu tiên là yếu tố tinh thần. Bạn có thể đoán trước được trận đấu sắp tới sẽ khó khăn như thế nào và tự hỏi liệu mình có thể giành chiến thắng hay không. Bạn cũng có thể bắt đầu lo lắng về hậu quả của việc thua cuộc.

   + Tiếp theo là các triệu chứng thực thể. Khi bạn trở nên lo lắng hơn, phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể bạn có thể xảy ra. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất như đổ mồ hôi và run rẩy.

   + Sau đó là tác động tức thời. Các triệu chứng lo lắng về thể chất và tinh thần có thể dễ dàng khiến bạn mất tập trung vào trò chơi và ảnh hưởng đến khả năng chơi của bạn. Khi hiệu suất của bạn giảm sút, bạn có thể cảm thấy ngày càng lo lắng. Khi đó, nỗi lo lắng về việc thua cuộc có thể trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm.

(còn tiếp)