Chấn thương và phục hồi chấn thương trong thể thao
Chấn thương rất dễ xảy ra khi tham gia các hoạt động thể chất. Trẻ em và người lớn tuổi đặc biệt dễ gặp phải những nguy cơ chấn thương thể thao. Các nguy cơ chấn thương sẽ nhiều hơn nếu bạn không hoạt động thường xuyên, không khởi động kỹ, hoặc bạn đang tham gia các môn thể thao đối kháng.
1. Các loại chấn thương thể thao
Mỗi dạng chấn thương khác nhau sẽ tạo ra các triệu chứng khác nhau cho người vận động. Các loại chấn thương phổ biến nhất bao gồm:
+ Bong gân: Khi dây chằng nối giữa hai xương căng quá mức, thậm chí bị rách, sẽ dẫn đến bong gân.
+ Căng cơ: là khi cơ bị căng quá mức do hoạt động cường độ cao. Căng cơ thường bị nhầm lẫn với bong gân
+ Chấn thương đầu gối: là các loại chấn thương làm cản trở hoạt động ở khớp gối.
+ Sưng cơ: là phản ứng tự nhiên của cơ thể với chấn thương. Vùng cơ bị sưng sẽ đau và yếu đi.
+ Đứt gân Achilles. Gân Achilles là một mảnh gân mỏng nhưng rất khỏe ở phía sau mắt cá chân. Khi chơi thể thao, gân này có thể bị rách hoặc đứt. Khi đó, bạn có thể bị đau dữ dội và đi lại khó khăn.
+ Gãy xương: thường xảy ra với các bộ môn đối kháng.
+ Trật khớp: Các chấn thương trong thể thao có thể làm trật khớp xương, gây đau, sưng và yếu khi vận động.
2. Điều trị chấn thương thể thao
Quy trình điều trị chấn thương thể thao phổ biến là RICE: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương). Phương pháp điều trị này rất hữu ích cho những chấn thương thể thao nhẹ. Để có kết quả tốt nhất, hãy thực hiện theo phương pháp RICE trong vòng 24 đến 36 giờ đầu tiên sau khi bị thương. Nó có thể giúp giảm sưng và ngăn ngừa đau đớn và bầm tím thêm trong những ngày đầu sau chấn thương thể thao.
Bạn nên chuẩn bị thêm thuốc giảm đau đễ hỗ trợ trong quá trình điều trị, giúp giảm đau và giảm sưng. Nhưng nếu chấn thương trở nên nghiêm trọng thì bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các chấn thương thể thao nghiêm trọng có thể cần đến phẫu thuật và vật lý trị liệu để điều trị triệt để.
3. Phòng ngừa chấn thương thể thao
Để ngăn ngừa chấn thương trong khi tham gia các hoạt động thể chất, tốt nhất bạn cần khởi động đúng cách. Bằng cách này, bạn giúp cho cơ bắp linh hoạt hơn, hấp thụ các chuyển động nhanh tốt hơn, và đương nhiên sẽ ít xảy ra chấn thương hơn. Ngoài ra, bạn cũng phải thực hiện các biện pháp sau đây để đề phòng chấn thương:
a. Hoạt động thể thao đúng kỹ thuật
Tham gia bất kỳ một bộ môn nào, điều quan trọng nhất là đúng kỹ thuật. Các bộ môn thể thao khác nhau thì đòi hỏi tư thế vận động khác nhau.
b. Có thiết bị phù hợp
Nếu bạn chạy bộ, hãy tìm một đôi giày phù hợp. Tương tự nếu bạn tham gia một bộ môn thể thao nào đó, bạn hãy tìm một loại thiết bị phù hợp cho riêng bạn để giảm nguy cơ chấn thương.
c .Đừng vận động quá mức
Nếu đã bị chấn thương, bạn cần phải chưa lành hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt động trở lại. Đừng cố gắng quá mức khi cơ thể còn đau. Khi quay trở lại sau khi hồi phục, bạn cần thả lỏng cơ thể hơn. Bạn có thể luyện tập các bài tập nhẹ để hỗ trợ phục hồi thay vì tiếp tục luyện tập theo cường độ cũ.
d. Hạ nhiệt đúng cách
Sau khi vận động, bạn cần thực hiện các bài tập giãn cơ để hạ nhiệt cơ thể.
4. Rủi ro
Chấn thương thể thao có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng sẽ có một số yếu tố khiến bạn có rủi ro chấn thương cao hơn.
a. Trẻ em
Trẻ em đặc biệt năng động và phấn khích trước các hoạt động thể chất, thế nên đây là đối tượng dễ bị chấn thương nhất.
b. Người lớn tuổi
Người cao tuổi rất dễ bị chấn thương và khả năng phục hồi cũng kém hơn người trẻ.
c.Thiếu sự chăm sóc
Có những chấn thương ban đầu không nghiêm trọng, nhưng vì sự chủ quan hoặc không được chăm sóc đúng cách người bị thương mà dẫn đến các tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn.
d.Thừa cân
Người có trọng lượng nặng khi vận động có thể tăng áp lực lên xương và khớp xương. Các áp lực này kết hợp với các loại hình vận động thể thao cường độ cao và khó thì có thể dễ gây chấn thương.