Cách mà dịch bệnh khiến chúng ta chăm rèn luyện sức khỏe

Cách mà dịch bệnh khiến chúng ta chăm rèn luyện sức khỏe

Con người từ khi sinh ra đã chịu nhiều sự chi phối của cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc căng thẳng. Điều này ảnh hưởng đến hành vi của họ và dần biến chúng thành những thói quen xấu. Theo APA, có đến 27% người trưởng thành nói rằng họ thường dùng việc ăn uống để kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, khoảng 34% người ăn quá nhiều hoặc ăn uống những món ăn không lành mạnh cho sức khỏe vì chống chọi sự căng thẳng và khẳng định rằng đó là thói quen của họ.

Chất lượng sinh hóa của thực phẩm, đặc biệt là đường, giúp đưa hóa chất vào não và khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu, cũng như giải tỏa được căng thẳng tạm thời. Đó là nguyên nhân mà chúng ta cảm thấy muốn ăn uống gì đó khi gặp một việc căng thẳng, và sau đó bạn thực sự cảm thấy ổn hơn với những món ăn chứa nhiều đường hoặc tinh bột.

Điều chắc chắn là một bệnh nhân 40 tuổi được chẩn đoán tiểu đường type 2 thì khiến cho con cái có nguy cơ cao mắc bệnh tương tự. Ngoài ra, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ tăng đáng kể và sẽ có nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 trong tương lai.
Có một cách để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và tiểu đường type 2, đó là can thiệp vào để thay đổi lối sống. Phương pháp này còn gọi là điều trị tiền tiểu đường. 

Quản trị lối sống bao gồm liệu pháp dinh dưỡng y tế (giảm cân, giảm dung nạp calo, chất béo bão hào...), hoặc động thể chất như chạy bộ, chơi thể thao, hạn chế rượu bia, thuốc lá, đảm bảo chát lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng... Thế nhưng, biết là một chuyện, thực hiện nó lại là một chuyện khác. Và khi mà mọi thứ đang trên đà phát triển bình thường thì lại xuất hiện đại dịch.

 

Đại dịch gây ra sự xa cách, mất việc làm, những cái chết ở khắp nơi, rồi lại xuất hiện căng thẳng xâm nhập vào tâm lý của mỗi người chúng ta. Và khi ở nhà để thực hiện cách ly xã hội, chúng ta lại quay trở lại với thói quen xấu trước đây: ăn nhiều mà ít vận động. 

Tuy vậy, với một số người giữ được sự tích cực trong suy nghĩ, họ sẽ tự động viên mình. Họ thay đổi thói sống cho phù hợp với đại dịch vừa mang lại sự lành mạnh về thể chất và tinh thần. Và chắc chắn, tập thể dục trở thành một thói quen mỗi ngày của nhiều người trong đại dịch. Và có một điều chắc chắn bạn và tôi đều hiểu rõ đó là những người ít vận động thể chất, có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường... có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm của COVID-19 nếu họ mắc bệnh.

Những người bị tiểu đường type 1 và 2 có nguy cơ cao bị nhiễm trùng phổi, rối loạn chức năng miễn dịch và viêm nhiễm. Ngoài ra, chứng béo phì cũng gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho bệnh nhân Covid. Chức năng phổi cũng kém tối ưu trong bệnh béo phì, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ, cùng với tình trạng viêm nhiễm gia tăng khiến hệ hô hấp có nguy cơ bị hỏng. 

Với những hiểu biết này, nhiều người đã vạch ra một kế hoạch thay đổi lối sống lành mạnh hơn trong chính thời gian giãn cách xã hội. Lối sống lành mạnh mang đến chúng ta sức khỏe va sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật. Và đây cũng chính là tư tưởng giúp chúng ta có được khả năng sống tốt hơn sau đại dịch.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận