Đau mắt cá chân do chạy bộ

Đau mắt cá chân do chạy bộ

Khi bạn vận động, đặc biệt là chạy bộ, mỗi bước chân của bạn tác dụng một lực lên mặt đất và tạo ra phản lực tác động lên chính đôi chân của bạn. Vùng chịu áp lực đầu tiên chính là mắt cá chân có thể dẫn đến chấn thương. Vì thế, đối với các runner, đau mắc cá chân là một vấn đề phổ biến. Theo các nghiên cứu của Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ cho thấy, một vận động viên chạy bộ sẽ chạy khoảng 1700 bước/dặm (tương đương với 900-1000 bước/km). Điều này tương đương với 1700 lần áp lực tác động lên mắc cá chân của người chạy bộ. 

1. Các nguyên nhân khiến mắc cá chân đau nhức khi chạy bộ

Có bốn tình trạng chủ yếu gây đau mắc cá chân trong và sau khi chạy bộ là: bong gân, căng cơ mắc cá, viêm gân, đau gãy xương.
 
   a. Bong gân mắt cá chân
Bong gân là tình trạng dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Các triệu chứng phổ biến của bong gân bao gồm:
   + Đau nhức
   + Sưng tấy mắc cá
   + Bầm tím
   + Lực vùng mắc cá chân yếu, không thể dụng lực.

   b. Căng cơ mắt cá chân
Căng cơ là hiện tượng gân bị kéo căng hoặc rách. Các triệu chứng phổ biến của căng cơ bao gồm:
   + Đau nhức cơ
   + Sưng tấy
   + Co thắt cơ bắp
   + Chuột rút
   + Khó di chuyển mắt cá chân

   c. Viêm gân
Viêm gân là tình trạng kích ứng gân. Đối với người chạy bộ, viêm gân thường do:
   + Hoạt động quá mức (chạy quá xa hoặc quá lâu)
   + Đi giày sai kích cỡ, sai quy cách
   + Vòm giày thấp, bàn chân phẳng


Mang giày không đúng kích cỡ có thể tăng nguy cơ chấn thương khi chạy bộ. (Nguồn ảnh: internet)

Các triệu chứng phổ biến của viêm gân bao gồm:
   + Đau âm ỉ khi cử động mắt cá chân
   + Sưng đau vùng mắc cá
   + Nhạy cảm

   d. Gãy xương do áp lực
Gãy xương do áp lực là những vết nứt nhỏ trong xương thường do lực lặp đi lặp lại và sử dụng quá mức. Người chạy có thể bị gãy xương do áp lực nếu:
   + Chạy quá nhiều
   + Tăng quãng đường không hợp lý
   + Thay đổi bề mặt chạy, chẳng hạn như chuyển từ máy chạy bộ sang đường chạy ngoài trời
   + Không tập luyện chéo bằng cách thực hiện các hình thức tập thể dục tập trung vào các vùng khác nhau của cơ thể
   + Không nhận được dinh dưỡng thích hợp, chẳng hạn như không đủ vitamin D và canxi

Các triệu chứng phổ biến của gãy xương do áp lực bao gồm:
   + Đau nhức nhiều hơn theo thời gian nhưng giảm đi khi nghỉ ngơi
   + Sưng đau vùng mắc cá
   + Bị bầm tím

2. Điều trị đau mắt cá chân do chạy bộ

Để điều trị đau mắc cá chân, bước đầu tiên chính là tạm ngừng chạy để giảm căng thẳng cho chân, cũng như cho phép cơ thể bạn có thời gian phục hồi. Bước tiếp theo cần làm là nghỉ ngơi thật tốt trong 2-3 ngày, tránh đi lại quá nhiều. Bạn có thể chườm đá lên vị trí bị đau cho đến khi tình trạng sưng đau thuyên giảm. Lưu ý là mỗi lần chỉ chườm trong 15-20 phút, mỗi ngày chườm khoảng 4-8 lần. Ngoài ra, bạn có thể quấn băng thun hoặc đai nén thiết kế cho mắc cá chân. Khi nằm, luôn kê chân cao hơn tim. 


Quấn băng thun hỗ trợ điều trị sưng đau mắt cá chân (Nguồn ảnh: internet)

Với phương pháp trên, bạn có thể thuyên giảm sưng đau và tăng tốc độ chữa lành. Bạn có thể tìm hiểu các loại thuốc thuốc chống viêm OTC để giảm đau và giảm viêm. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu phát triển tệ hơn, bạn cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được khám và điều trị đúng cách. Các trường hợp sau đây, bân cần phải đến ngay phòng khám đề được điều trị:
   + Cơn đau kéo dài hơn ba ngày
   + Không thể chạy sau một tuần nghỉ ngơi
   + Không thể chịu trọng lượng trên mắt cá chân
   + Tê mắt cá chân hoặc cảm giác không ổn định, đứng không vững
   + Có các triệu chứng nhiễm trùng, mắt cá chân trở nên rất đỏ hoặc các vệt đỏ kéo dài do vết thương
   + Mắt cá chân đã bị thương nhiều lần

Chạy bộ là để rèn luyện sức khỏe. Nhưng nếu chạy bộ quá mức và không đúng kỹ thuật có thể gây ra chấn thương đến cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để hạn chế những chấn thương có thể xảy ra cho đôi chân của bạn, hãy luyện tập đúng kỹ thuật, đúng lịch trình, đầu tư cho cho các dụng cụ thể thao như giày, quần áo... để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe. Ngoài ra, việc sử dụng các loại nước uống hoặc thực phẩm dinh dưỡng thể thao cũng hỗ trợ tốt cho cơ thể khi chạy bộ. Để tìm hiểu đúng về các sản phẩm hỗ trợ chạy bộ, bạn hãy liên hệ ngay Sport Nutrition để được tư vấn.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận