Lời khuyên giúp bạn giảm chuột rút

Lời khuyên giúp bạn giảm chuột rút

Là một vận động viên, chắc hẵn bạn rất muốn tránh khỏi bị chuột rút. Thế nhưng, ngay cả những người chuẩn bị tốt nhất cũng có thể thỉnh thoảng phải đối mặt với cảm giác chuột rút khó chịu này. Có một số nguyên nhân có thể gây ra chuột rút, bao gồm mất nước, mất cân bằng điện giải và mỏi cơ. Nhưng bất kể nguyên nhân là gì, có những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị chuột rút và ngăn không cho nó tiếp tục làm hỏng cuộc đua của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một số mẹo và thủ thuật tốt nhất để giảm chuột rút cho các vận động viên.

Khoa học nói gì về chuột rút?

Trước khi chúng ta tìm hiểu các mẹo và thủ thuật, điều quan trọng là phải hiểu một chút về nguyên nhân gây ra chuột rút. Khi bạn tập thể dục, cơ bắp của bạn sử dụng glycogen để tạo năng lượng. Glycogen được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glucose. Khi cơ thể bạn sử dụng hết glycogen, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống. Khi cơ bắp mệt mỏi, chúng bắt đầu co bóp mạnh hơn và trong thời gian dài hơn bình thường. Những cơn co thắt này có thể dẫn đến chuột rút.

Mất nước và mất cân bằng điện giải cũng có thể góp phần gây ra chuột rút. Khi đổ mồ hôi, bạn sẽ mất chất lỏng và chất điện giải như natri và kali. Nếu bạn không nạp thêm nước và chất điện giải đã mất này, nó có thể làm mất cân bằng trong cơ thể bạn và dẫn đến chuột rút.

Cách giảm chuột rút cho vận động viên

1. Giữ cho cơ thể đủ nước

Đây là điều mà hầu như vận động viên nào cũgng biết nhưng chúng ta vẫn phải nhắc lại rất nhiều lần. Giữ đủ nước là chìa khóa để ngăn ngừa chuột rút. Khi bạn tập thể dục, cơ thể của bạn tiết ra nhiều mồ hôi. Điều này có thể dẫn đến mất nước, sau đó có thể dẫn đến chuột rút.

Để giữ đủ nước, hãy nhớ uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục. Nước luôn là một lựa chọn tốt, nhưng bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại đồ uống thể thao có chứa chất điện giải.

2. Ăn các bữa ăn cân bằng

Khẩu phần ăn cân bằng rất quan trọng với sức khỏe tổng quan, đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ chuột rút. Một bữa ăn cân bằng sẽ giúp tăng lưu thông máu vào cơ và chuẩn bị sẳn sàng cho một buổi luyện tập phía trước. Nó có thể giúp giảm nguy cơ chuột rút sau đó. Một buổi khởi động đầy đủ sẽ bao gồm một số hoạt động để tăng nhẹ nhịp tim và một chút co giãn cơ. 

3. Hạ nhiệt và co giãn sau khi luyện tập

Hạ nhiệt và co giãn cơ sau khi vận động cũng quan trọng không kém quá trình khởi động. Giãn cơ giúp kéo dài cơ bắp và cải thiện phạm vi chuyển động của cơ. Điều này giúp giảm nguy cơ chuột rút.

4. Bổ sung điện giải

Nếu bạn vẫn phải vật lộn với chuột rút, ngay cả khi đã làm theo tất cả các mẹo trên, bạn có thể cân nhắc việc bổ sung một vài chất phù hợp. Có một số thực phẩm bổ sung đã được chứng minh là giúp giảm chuột rút. Các thực phẩm bổ sung tốt nhất cho chuột rút bao gồm magiê, canxi và kali.

Trước khi chọn một loại thực phẩm bổ sung, hãy đảm bảo rằng thực phẩm này sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực nào cho sức khỏe của bạn. 

Công thức RICE

Nếu bạn không ngăn được chuột rút, bạn có thể thực hiện theo công thức RICE để làm thuyên giảm con đau. RICE là viết tắt của Rest (nghỉ ngơi) - Ice (đá lạnh) - Compression (bó băng nén) và Elevation (nâng cao).

Khi đang bị chuột rút, bạn cần phải nghỉ ngơi để cơ giảm cơ thắt. Sau đó, bạn hãy chườm đá vào vùng cơ bị đau, để giảm viêm, giảm đau. Dùng các loại băng nén để bó lại vùng cơ chuột rút có thể giúp giảm sưng. Và cuối cùng chính nâng cao chân để giúp giảm lưu lượng máu đến khu vực cơ bị chuột rút, có thể giảm sưng viêm.

(Nguồn tham khảo: Fixxnutrition.com)
 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận