Giỏ hàng

Trẻ em nên tham gia nhiều môn thể thao để phát triển thể chất

 

Có nhiều báo cáo cho thấy rằng, khi trẻ em chỉ tập trung chơi một môn thể thao, trẻ rất dễ bị thương và kiệt sức. Các nghiên cứu cho thấy ước tính lên đến 60% bệnh nhân là trẻ em khám bệnh vì chấn thương khi tập trung vào một môn thể thao duy nhất. Do việc chỉ sử dụng một nhóm cơ xương khớp giống nhau trong thời gian dài có thể dẫn đén suy nhược đối với trẻ đang phát triển. Hãy cùng Sport Nutrition tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

1. Chấn thương thể chất

Các báo cáo của AAP (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ) cho thấy trẻ em đang phải đối mặt với nguy cơ cao bị chấn thương thể chất ở một nhóm cơ nhất định do chỉ tập trung  vào một môn thể thao duy nhất. Với nền xã hội phát triển hiện nay, trẻ em có xu hướng chơi thể thao rất sớm, nhưng thường thì mặt chung độ tuổi bắt đầu chơi cho các đội thể thao nghiệp dư là khoảng 7 tuổi. Khi trẻ càng lớn, ước tính khoảng 70% thiếu niên ở khoảng 13-15 tuổi có xu hướng bỏ học hoặc lơ là trong việc học văn hóa để tập trung chơi cho các tổ chức thể thao chuyên nghiệp. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ta những chấn thương thể thao phổ biến ở trẻ em và thiếu niên. Ở độ tuổi đang phát triển, việc luyện tập thể thao là điều cần thiết để rèn luyện thể chất nhưng một khi đã hướng đến các huấn luyện thi đấu chuyên nghiệp thì việc luyện tập có thể trở nên quá sức với nhiều trẻ. Nhiều vận động viên nhỏ tuổi có thể bị chấn thương liên quan đến đầu gối, khuỷu tay và vai. Các cầu thủ bóng đá nữ có thể bị viêm rách dây chằng chéo trước (ACL). Các cầu thủ đánh cầu lông hoặc tennis nhí có xu hướng gặp vấn đề khuỷu tay. Còn các vận động viên bơi lội thường bị chấn thương vai.

2. Gánh nặng về tinh thần ở vận động viên nhí

Khi trẻ em chơi chuyên nghiệp và tập trung cho duy nhất một môn thể thao cũng có thể gây ra các vấn đề về tinh thần. Những vận động viên nhỏ tuổi có thể phải đối mặt với những vấn về tiềm ẩn như căng thẳng và kiệt sức. Bọn trẻ không chỉ chấn thương về mặt thể chất mà còn gặp phải nhiều vấn đề với cuộc sống xã hội và việc học tập văn hóa. Khi việc chơi thể thao gần như là một dạng công việc ở bọn trẻ, chúng phải hoàn thành các nhiệm vụ, phải thực hiện các cự li dài, phải đạt các thành tích ngày càng cao hơn... chúng có thể bị trầm cảm.


Gánh nặng thành tích có thể khiến trẻ căng thẳng, trầm cảm. (Ảnh: internet)

Nếu trẻ muốn chơi thể thao, phụ huynh cần lưu ý quan trong và giúp trẻ cân bằng để có thể chơi nhiều môn thể thao phát triển thể chất đồng đều, đồng thời cân bằng với việc học văn hóa và đời sống xã hội. Cha mẹ cũng phải đảm bảo rằng việc huấn luyện không quá sức với trẻ. Vốn trẻ em có một phần bản tính hiếu thắng, chúng không muốn làm choh cha mẹ, huấn luyện viên và bạn bè thát vọng hay chê bai. Vì vậy, người lớn cần trông chừng trẻ em về cả thể chất lẫn tinh thần khi tham gia các môn thể thao.

3. Lời khuyên dành cho phụ huynh

Từ hơn 10 năm trước, các đội thể thao chuyên nghiệp cho trẻ em và trẻ vị thành niên có xu hướng phát triển. Các đội trẻ nổi lên và áp lực lên các vận động viên nhỏ tuổi ngày càng nhiều. Nhiều trẻ em còn phải chịu đựng một thời khóa biểu sinh hoạt khắt khe để trở thành một người toàn diện theo ý muốn của cha mẹ. Điều này có thể dẫn đến nhiều bi kịch không nên có. Vì thế, tổ chức AAP đã đưa ra những lời khuyên dành cho phụ huynh:

   + Phụ huynh được khuyên rằng nên trì hoãn việc chơi thể thao chuyên nghiệp cho trẻ cho đến khi trẻ trên 15 tuổi. Trẻ nhỏ hơn được khuyến khích chơi nhiều môn thể thao khác nhau với mục đích rèn luyện thể chất chứ không phải chơi chuyên nghiệp.


Chỉ cho trẻ chơi chuyên nghiệp từ lứa tuổi thiếu niên. (Ảnh: internet)

   + Phụ huynh nên tìm hiểu đánh giá môi trường đào tạo và huấn luyện cho trẻ trước khi để trẻ tham gia vào các chương trình thể thao tại nơi đào tạo.

   + Đối với vận động viên ở độ tuổi thiếu nên, bọn trẻ cần được nghỉ ngơi khoảng 3 tháng trong một năm khỏi bộ môn thể thao chính thức của chúng. Một tuần, bọn trẻ cần 1-2 ngày để nghỉ ngơi hoặc thực hiện các huấn luyện chéo để trau dồi nhóm cơ khác.

   + Việc trẻ tham gia nhiều môn thể thao khác nhau có nhiều lợi ích với sức khỏe của trẻ hơn. Điều này giúp ích về mặt tinh thần, đồng thời rèn luyện thể chất toàn diện cho trẻ.

   + Ngoài ra, việc cho trẻ tham gia nhiều bộ môn thể thao khác nhau còn giúp trẻ học được nhiều kỹ năng khác nhau, gặp gỡ nhiều bạn bè có nhiều sở thích khác nhau.

Một điều chắc chắn là khi trẻ có trải nghiệm tích cực khi chơi nhiều môn thể thao sẽ gặt hái được nhiều thành quả vè tinh thần và thể chất hơn bạn mong chờ. Đối với trẻ em, thể thao không chỉ là một phương tiện rèn luyện thể chất. Nó còn giúp trẻ học được những bài học quan trọng về cuộc sống, lòng trắc ẩn và đạo đức.