Giỏ hàng

Sự thật về thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe

Ngày nay, khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, các loại thực phẩm gắn mác “tốt cho sức khỏe” cũng xuất hiện nhiều hơn trên các kệ hàng siêu thị. Để bán hàng được nhiều hơn và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, các slogan sản phẩm luôn gắn thêm những dòng chữ như “tốt cho sức khỏe”, “vì sức khỏe”, “dinh dưỡng”, “thuần khiết”... Nhưng có thật sự là như vậy? Dưới đây là một vài loại sản phẩm bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần trước khi tiêu thụ.

1. Các thanh ngũ cốc dinh dưỡng

Không biết từ bao giờ, người tiêu dùng đã xem các thanh ngũ cốc dinh dưỡng là tốt cho sức khỏe cho đến tận ngày nay. Chúng ta vẫn đồng ý là thanh ngũ cốc dinh dưỡng nếu được làm từ đúng thành phần thì khá bổ dưỡng, nhưng trên thực tế, để thu hút vị giác người tiêu dùng, một vài hãng đã cho thêm đường, muối và calo vào sản phẩm.

Lời khuyên từ các chuyên gia cho chúng ta là chỉ nên tiêu thụ 50g đường/2000cal mỗi ngày. Hạn chế đường bổ sung hằng ngày giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính ở mọi lứa tuổi như béo phì, gan nhiễm mỡ, tim mạch, tiểu đường... Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tự làm thanh ngũ cốc tại nhà với các nguyên liệu bổ dưỡng và vị ngọt từ trái cây.

2. Sữa chua

Sữa chua vẫn luôn là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn chọn sữa chua có đường và thường xuyên dùng món này thì lại là một vấn đề khác. Các loại sữa chua có vị trái cây ngọt ngào có thể mang đến cho người tiêu dùng khẩu vị thơm ngon, nhưng lượng đường bổ sung nhiều thì hẳn là không quá “dinh dưỡng” rồi. Nếu có thể lựa chọn, bạn nên tìm mua những loại sữa chua không đường, và ăn kèm với trái cây tươi để có vị ngọt tự nhiên nhất và mang lại nhiều dưỡng chất tốt nhất.

3. Nước uống thể thao và nước tăng lực

Trong các quảng cáo tiếp thị về sản phẩm nước uống tăng lực luôn có thêm những dòng thông tin như “tăng cường năng lượng”, “tăng hiệu suất thể thao”, “tỉnh táo tức thì”... Nhưng sự thật có thể là do hầu hết sản phẩm nước uống tăng lực đều có chứa đường bổ sung, màu nhân tạo, chất kích thích như Caffeine, thậm chí ở một số quốc gia chòn cho phép thành phần Cocain có mặt trong sản phẩm. Những món đồ uống này thật sự không cần thiết với hầu hết mọi người.

Mặc nhù nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng ở một số vận động viên thông qua đồ uống thể thao cũng ở mức tương đối cao, đặc biệt là khi luyện tập ở cường độ cao, nhưng hầu hết chúng ta khi luyện tập ở mức độ vừa phải hoặc hoạt động bình thường hằng ngày thì không cần phải dùng đến đồ uống thể thao và nước tăng lực.

Nhiều đồ uống thể thao và nước tăng lực có chứa rất nhiều đường. Lượng đường bổ sung ở nhiều sản phẩm này có thể lên đến 50g/500ml (10%). Nếu chỉ được quảng bá trong giới thể thao thì cũng không là một vấn đề gì lớn, vì những người thường xuyên vận động sẽ có nhiều cách khác nhau để chăm sóc sức khỏe, hạn chế đường bổ sung... Nhưng những loại đồ uống này lại được tiếp thị mạnh mẽ cho mọi người, trong đó phần nhiều người tiêu dùng là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là một vấn đề đáng báo động, vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thế hệ trẻ. Họ sẽ dễ mắc phải những chứng bệnh mãn tính như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, béo phì...

4. Thực phẩm ít béo và không chất béo

Quan niệm đồ ăn có chất béo là đồ ăn không lành mạnh dường như ăn sâu vào suy nghĩ của phần lớn người tiêu dùng. Và chính thói quen tiêu dùng này đã làm cho các nhà sản xuất thực phẩm cũng thay đổi. Nhưng cái mà họ dụng để thay thế chất béo, bổ sung hương vị thơm ngon lại là... đường. Hơn nữa, các sản phẩm không chứa chất béo sẽ không mang lại cảm giác no lâu hơn, vì thế mà khiến người dùng mau đói mà ăn nhiều hơn. Sự thật thì chất béo là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của bạn. Việc ăn uống thực phẩm có chứa một lượng chất béo vừa phải sẽ mang đến cho bạn những lợi ích nhất định cho sức khỏe và cả trong các bộ môn thể thao bạn đang chơi.

5. Ngũ cốc ăn sáng

Ngũ cốc ăn sáng là một trong những món ăn được ưa chuộng ở phương Tây. Ở Việt Nam, từ lâu cũng đã có mặt loại sản phẩm này. Và mọi người cho rằng đây là một cách thông minh để chào ngày mới đầy dinh dưỡng. Nhưng không phải lào cũng được như vậy. Các loại bánh ngũ cốc được bán trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được làm bằng ngũ cốc tinh chế, thiếu các dưỡng chất cần thiết như đạm, xơ... mà lại chứa nhiều đường bổ sung hơn để thêm hương vị. Như chúng ta đã biết rằng chế độ ăn chứa nhiều đường bổ sung sẽ đem lại tác dụng tiêu cực cho sức khỏe. Các chứng bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, béo phì... đều có thể xuất hiện.

6. Dầu thực vật

Cô thể chúng ta cần cả Omega-6 và Omega-3, EPA và DHA để hoạt động. Nhưng chế độ ăn uống hiện nay vượt xa nhu cầu của cơ thể với Omega-6. Sự mất cân bằng tỷ lệ các chất có liên quan đến chứng viêm toàn thân và góp phần gây ra các bệnh nguy hiểm. Chúng ta đang chịu ảnh hưởng bởi ẩm thực của Tây phương, nên tiêu thụ nhiều Omega-6 hơn Omega-3. Tốt nhất, bạn vẫn nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo Omega-5 như dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hướng dương và các loại thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói sẵn. Một cách khác là tăng lượng chất béo Omega-3 từ các thực phẩm như dầu lanh, cá hồi, quả óc chó...

7. Các món sinh tố

Nếu là các món sinh tố nhà làm, bạn có thể chủ động điều chỉnh lượng đường và dưỡng chất từ các loai hoa quả yêu thích. Nhưng nếu là các món sinh tố, nước ép trái cây mua ở ngoài hàng quán thì chắc chắn sẽ chứa một lượng đường cao để tăng khẩu vị. Vì vậy nếu bạn mua sinh tố từ các hàng quán bên ngoài, hãy nhớ đảm bảo ghi chú lượng đường cho người pha chế.

8. Nước ngọt cho người ăn kiêng

Nước uống không đường hoặc nước uống cho người ăn kiêng được nhiều người ủng hộ. Nhưng các loại nước ngọt cho người ăn kiêng lại có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hơn cho người tiêu dùng. Các loại sản phẩm này liên quan đến nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa, tăng mỡ bụng, tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, tăng mỡ trong máu... Các loại nước ngọt ăn kiêng có thể thay đổi phản ứng của não đối với thức ăn, làm tăng ham muốn đối với những loại thức ăn ngon, ngọt, giàu calo.

9. Các loại bánh quy sữa chua hay nho khô

Các loại bánh quy sữa chua và nho khô được bày bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm và siêu thị. Loại thực phẩm này còn được xem là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại có quá nhiều calo và đường trong một khẩu phần. Trung bình trong 100g nho khô có đến 393cal và 64g đường. Lượng đường và calo khác nhau tùy theo nhãn hàng. Với lượng đường như vầy thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chúng ta ăn quá nhiều.

Theo quan điểm của tôi, những loại thực phẩm này không có vấn đề gì quá nhiều đến sức khỏe một khi chúng ta biết cách để dung hòa chúng thành những khẩu phần ăn uống phù hợp. Chất béo hay đường đều cần thiết cho cơ thể. Điều quan trọng là phải cân bằng các bữa ăn để không bị thiếu hay dư thừa chất dinh dưỡng nào cho cơ thể.