Giỏ hàng

Nguyên nhân gây ra đau nhức đầu sau khi chạy bộ

Sau khi chạy bộ, bạn có thể bị đau nhức chân, đau bụng, cũng có thể bị đau đầu. Việc này không phải là một vấn đề hiếm lạ. Sau khi chạy bộ, nhiều người cũng cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau nhói cả đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này và rất may mắn là hầu hết các nguyên nhân đều rất dễ điều trị. Bài viết dưới đây, Sport Nutrition sẽ gửi đến các bạn thông tin về hầu hết những nguyên nhân phổ biến và cách điều trị để tránh bị đau đầu trong lần chạy tới của bạn.

1. Đau đầu do chạy gắng sức

Khi hoạt động thể chất gắng sức ở bất kỳ bộ môn nào chứ không chỉ riêng bộ môn chạy bộ, cũng có thể khiến bạn bị đau đầu. Cơn đau đầu do gắng sức khiến bạn cảm thấy đau nhói ở cả hai bên đầu. Cơn đau sẽ thường kéo dài khoảng vài phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày. Đau đầu do gắng sức chỉ xảy ra khi tập thể dục. Nhưng cũng có khi nguyên nhân không hẳn là do gắng sức mà là do thời tiết quá nóng khiến bạn đau đầu khó chịu. Nhức đầu gắng sức có thể chia làm hai dạng:
   - Nhức đầu gắng sức nguyên phát xảy ra không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nó có thể liên quan đến việc các mạch máu bị thu hẹp trong quá trình tập thể dục.
   - Nhức đầu gắng sức thứ phát xuất hiện do bởi hoạt động thể chất nhưng phản ứng này là do một tình trạng bệnh lý có sẵn, có thể từ nhiễm trùng xoang đến khối u trong cơ thể. Đau đầu do gắng sức thứ phát thường đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như: nôn mửa, tụ máu, cứng cổ, vấn đề tầm nhìn.
Đau đầu do gắng sức cũng có thể bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu do tập thể dục.


Vận động quá sức có thể gây đau đầu. (Nguồn ảnh: internet)

   a. Cách điều trị đau đầu gắng sức
Hầu hết những cơn đau đầu nguyên phát do gắng sức thường sẽ tự hết sau vài tháng. Trong thời gian này, bạ có thể dùng thuốc kháng viêm OTC hoặc chườm nóng lên đầu để giúp các mạch máu giãn nở, cho máu lưu thông tốt, như vậy sẽ giúp thuyên giảm cơn đau rất nhiều. Trường hợp bạn rất thường xuyên bị đau đầu sau khi chạy và kéo dài một khoảng thời gian dài và không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

   b. Làm thế nào để ngăn ngừa cơn đau đầu gắng sức?
Việc khởi động trước khi chạy rất quan trọng, ngoài việc giúp cho cơ xương sẵn sàng cho việc chạy bộ, nó còn giúp ngăn ngừa chứng đau đầu do gắng sức. Hoặc bạn có thể giảm tốc độ và thời lượng chạy cũng giúp giảm bớt chứng đau đầu gắng sức. Nhưng nếu tất cả những việc này đều không giúp thuyên giảm cơn đau, bạn cần xem xét khám bác sĩ và xin một toa thuốc giảm đau, kháng viêm phù hợp với cơ thể. 

2. Đau đầu do bị mất nước khi chạy bộ

Khi chạy bộ, dưới thời tiết nắng nóng, lượng nước hấp thụ không đủ khiến bạn bị mất nước theo mồ hôi rất nhiều. Và dấu hiệu đầu tiên cho bạn biết là bạn bị mất nước chính là đau đầu. Ngoài đau đầu, khi bị mất nước, bạn còn gặp phải những triệu chứng sau:
   - Cảm thấy khát nước
   - Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt
   - Mệt mỏi
   - Giảm lượng nước tiểu
   - Khô da, khô miệng
   - Táo bón

Một khi tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
   - Khát nhiều
   - Giảm tiết mồ hôi
   - Huyết áp thấp
   - Nhịp tim nhanh
   - Nước tiểu sẫm màu
   - Thở gấp
   - Đôi mắt trũng sâu
   - Da nhăn nheo
   - Sốt
   - Co giật
   - Mất nước trầm trọng có khả năng dẫn đến tử vong
Mất nước nghiêm trọng là một trường hợp cần cấp cứu y tế. Nếu bạn bắt đầu gặp những triệu chứng này, hãy tìm cách điều trị ngay lập tức.


Mất nước khi chạy bộ cũng khiến bạn bị đau đầu. (Nguồn ảnh: internet)

   a. Làm thế nào để điều trị?
Khi bị mất nước nhẹ, bạn chỉ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho cơ thể là được. Bạn có thể sử dụng các loại nước uống thể thao có chứa cả điện giải như Tailwind Nutrition để phục hồi lượng nước và điện giải bị thoát ra theo mồ hôi.Khi dùng các loại nước uống tăng lực có chứa đường bổ sung có thể khiến cho cơn đau đầu trở nên tệ hơn. Bột điện giải Tailwind Nutrition với công thức không chứa đường sẽ chính là thức uống bổ sung phù hợp cho bạn khi bị đau đầu do mất nước.

   b. Làm thế nào để ngăn ngừa đau đầu do mất nước?
Điều bạn cần làm là uống đủ nước trước, trong và sau khi chạy. Hãy uống 1-3 ly nước trước khi chạy khoảng 1-2h. Nếu quãng đường bạn chạy xa và trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bạn cần mang theo nước bổ sung. Sau khi chạy bộ, bạn cần uống thêm 1-2 ly nước để phục hồi lượng nước. Cố gắng uống 1 đến 3 cốc nước trong vòng một hoặc hai giờ trước khi chạy. Bạn cũng có thể mang theo một chai nước trong khi chạy để có thể bổ sung nước cho cơ thể khi đổ mồ hôi. Hãy nhớ uống thêm một hoặc hai ly sau khi tập luyện.

3. Đau đầu do vận động thể chất dưới thời tiết nắng nóng

Ngay cả khi không vận động, không chạy bộ thì việc đứng quá lâu dưới trời nắng nóng cũng khiến bạn bị đau đầu.


Trời quá nóng cũng sẽ khiến đau đầu khi chạy bộ. (Nguồn ảnh: internet)

   a. Làm thế nào để điều trị?
Nếu bạn chạy ngoài nắng và bị đau đầu, việc cần thiết là tìm ngay một bóng râm hoặc vào trong nhà ngay nếu có thể. Hãy dành thời gian ở một nơi tối hoặc ít ánh sáng. KHi chạy bộn dưới trời nước hãy mang theo nước và một chiếc khăn ướt. Khi bị đau đầu hãy chườm khăn ướt lên mắt và trán trong vài phút. Sau khi chạy bộ bị đau đầu, hãy nghỉ ngơi tại chỗ một chút rồi tắm bằng nước ấm có thể thuyên giảm cơn đau đầu. Việc giảm đau theo cách thông thường được ưu tiên hơn trong các trường hợp này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm đau nhanh chóng hơn, bạn có thể xem xét xử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm OTC.

   b. Làm thế nào để ngăn ngừa đau đầu do trời nắng nóng?
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu dưới trời nắng, trước khi chạy bộ, bạn nên đeo kính râm, đội mũ che mặt và mắt khỏi ánh mặt trời. Bạn cũng có thể dùng đến khăn để quấn quanh cổ. Bạn nên mang theo một bình xịt nước lạnh (tốt nhất là dạng phun sương) giúp giữ ẩm vùng mặt và đầu. Có thể xịt bất cứ lúc nào cảm thấy nóng.

4. Đau đầu do hạ đường huyết

Sau khi chạy, bạn sẽ bị hạ đường huyết. Lượng đường trong cơ thể cũng chính là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nếu bạn không dung nạp đủ lượng đường trước khi chạy, cơ thể bạn đốt quá nhiều lượng đường trong quá trình chạy bộ sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết. Và đau nhức đầu chính là một trong những dấu hiệu chính của chứng hạ đường huyết. Sau đó, chứng nhức đầu do hạ đường huyết sẽ đi kèm với các triệu chứng sau
   - Cảm giác chao đảo, lắc lư
   - Cảm thấy đói
   - Chóng mặt
   - Đổ mồ hôi
   - Mờ mắt
   - Cáu gắt, khó chịu
   - Khó tập trung
   - Mất phương hướng

   a. Làm thế nào để điều trị?
Nếu bạn bị hạ đường huyết, hãy cố gắng ăn uống ngay một thứ gì đó có chứa khoảng 15g Carbonhydrate. Đó có thể là một ly nước trái cây hoặc một miếng trái cây nhỏ. Đây chính là cách điều trị hạ đường huyết nhanh nhất, giúp bạn ổn định trở lại trong vài phút. Sau đó, khi đã có điều kiện, bạn cần đảm bảo bổ sung thêm carbonhydrate phức hợp để tránh tình trạng hạ đường huyết quay trở lại, chẳng hạn như một miếng bánh mì nướng ngũ cốc.

   b Làm thế nào để ngăn ngừa đau đầu do hạ đường huyết khi chạy bộ?
Trong vòng 2 tiếng sau khi chạy bộ, hãy ăn một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng và cân bằng. Ưu tiên thực phẩm có chứa Protein, Carbonhydrate và chất xơ để giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng. Cần tránh đường tinh chế hoặc Carbonhydrate tinh chế.

5. Đau đầu do chạy sai tư thế

Khi chạy bộ sai tư thế có thể làm cho cơ cổ và cơ vai bị căng cứng, dẫn đến các cơn đau đầu sau khi chạy bộ.

   a. Làm thế nào để điều trị?
Nếu bạn bị căng cơ cổ và cơ vai sau khi chạy bộ, bạn hãy thực hiện một vài động tác duỗi cổ và vai nhẹ nhàng. Các động tác duỗi cơ cổ và cơ vai có thể được tìm thấy trên hầu hết các trang web thể thao và các video hướng dẫn cụ thể trên mạng xã hội. Nhưng đôi khi, kể cả các động tác duỗi cơ cũng không mang đến nhiều tác dụng, thì bạn có thể uống một thuốc kháng viêm OTC để làm thuyên giảm cơn đau.

   b. Làm thế nào để ngăn ngừa đau đầu do chạy bộ sai tư thế?
Hãy luyện tập tư thế chạy bộ đúng. Có thể dành thời gian chạy bộ trước gương hoặc tìm huấn luyện viên hướng dẫn. Hãy cố gắng tìm hiểu xem mình có bất kỳ một tư thế sai nào trong khi chạy bộ không và tìm cách để điều chỉnh tư thế và cải thiện kỹ thuật chạy. 

Mặc dù đau đầu sau khi chạy bộ thường không phải là điều đáng lo ngại, nhưng hãy cân nhắc việc đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu chúng dường như bắt đầu xảy ra một cách bất ngờ. Ví dụ nếu bạn đã chạy trong nhiều tháng mà không gặp vấn đề gì, nhưng đột nhiên bắt đầu bị đau đầu, hãy đi khám bác sĩ. Có thể có một vấn đề bệnh lý khác đang xảy ra. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau đầu của bạn không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào, kể cả thuốc không kê đơn.